(Du học Eurolink) Nhu cầu tuyển nhân sự ngành CNTT ngày càng tăng cao, bởi đây là ngành có đóng góp lớn cho tăng trưởng của nước Đức. Theo chủ tịch Bitkom, Achim Berg, nền kinh tế rất cần các chuyên gia phát triển phần mềm, chuyên viên bảo mật hệ thống và chuyên viên tư vấn CNTT nhằm thúc đẩy nền kỹ thuật số hóa thành công.
Tuy vậy, nước Đức đang thiếu hụt hàng nghìn nhân lực CNTT. Đặc biệt, ngành công nghiệp CNTT và viễn thông thiếu hụt các chuyên viên CNTT trầm trọng nhất. Trong năm nay, các công ty của Đức cần tới 42.000 lao động làm việc trong lĩnh vực này. Dự kiến đến năm 2020 sẽ thiếu nhiều lao động cho các vị trí chuyên viên bảo mật và chuyên viên dữ liệu.
Theo Wirtschaftswoche, các ngành học phổ biến nhất hiện nay ở Đức là luật, kinh tế và khoa học xã hội. Sinh viên theo học các ngành ngôn ngữ học và nghiên cứu văn hóa cũng nhiều gấp đôi so với ngành CNTT. Theo Hiệp hội Kỹ sư Đức (VDI), sinh viên ngành CNTT sẽ có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn khi trong các ngành nghề khác, nhiều ứng viên phải tranh giành nhau 1 vị trí việc làm thì các ứng viên ngành CNTT lại tha hồ có nhiều lựa chọn đa dạng các vị trí công việc phù hợp nhất cho mình.
Dưới đây là top 10 vị trí các công việc hot nhất hiện nay ở Đức:
1. Nhân viên phát triển phần mềm (Software Developer)
Các nhà phát triển phần mềm là tâm trí sáng tạo đằng sau các chương trình máy tính. Một số phát triển các ứng dụng cho phép mọi người thực hiện các tác vụ cụ thể trên máy tính hoặc thiết bị khác. Những người khác phát triển các hệ thống cơ bản chạy các thiết bị hoặc điều khiển mạng.
2. Quản trị hệ thống (System Administrator)
Trong công nghệ thông tin, quản trị hệ thống (sysadmin) là người quản lý toàn bộ môi trường IT đa người dùng trong doanh nghiệp, đảm bảo hiệu năng và liên tục của các dịch vụ IT.
Trách nhiệm của người quản trị hệ thống thay đổi rất khác nhau tùy theo nhà tuyển dụng. Trong một doanh nghiệp lớn, thuật ngữ “System Administrator” có thể được dùng để mô tả bất kỳ quản trị viên nào chịu trách nhiệm quản trị một hệ thống IT cụ thể, ví dụ các máy chủ. Tùy theo chuyên môn, người quản trị hệ thống có thể là người quản lý trung tâm dữ liệu, quản lý trung tâm điều hành mạng, quản trị hệ thống máy chủ…
Còn với những phòng IT nhỏ hơn thường sẽ yêu cầu người quản trị hệ thống chịu nhiều nhiệm vụ hơn, và trong một số tổ chức, một Sysadmin có thể sẽ phải xử lý tất cả mọi việc, từ hỗ trợ người dùng cuối, tới hệ thống mạng LAN, WAN, hệ thống thoại
3. Tư vấn CNTT (IT-Consultant)
IT Consultant (Tư vấn) là nghề lắng nghe những vấn đề về nghiệp vụ, kinh doanh từ doanh nghiệp khách hàng, sau đó đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề. Nghề tư vấn đòi hỏi phải là những người giàu kinh nghiệm chuyên môn, chính vì vậy có thể coi đây là mục tiêu cuối cùng của người kỹ sư. Ngoài kinh nghiệm ra, công việc đòi hỏi họ phải có khả năng giao tiếp với khách hàng cũng như đội ngũ kỹ sư
4. Tư vấn giải pháp SAP (SAP-Consultant)
Công việc cơ bản của một tư vấn SAP là dựa trên những thực tiễn tốt nhất theo ngành, lĩnh vực để đưa vào trong doanh nghiệp và bổ sung thêm các giá trị theo đặc thù của các doanh nghiệp tương ứng. Các yếu tố chính và quan trọng nhất để xác định sự thành công của một người làm tư vấn SAP ERP là sự hiểu biết về các quy trình kinh doanh trong doanh nghiệp.
5. Nhân viên phát triển web (Web Developer)
Web Developer có nhiệm vụ xây dựng website, thiết kế hiển thị trên trang chủ, cũng như bố cục và tính năng của trang web.
6. Quản lý dự án (Project Manager)
Là người được chỉ định bởi các tổ chức, công ty để lãnh đạo 1 đội (team) người phải chiu trách nhiệm về việc hoàn thành các mục tiêu của dự án
7. Hỗ trợ Khách hàng (User Supporter)
Nghề chăm sóc khách hàng ra đời từ nhu cầu mở rộng cơ hội tiếp cận và hỗ trợ thông tin, giải đáp thắc mắc của khách hàng và thường gắn liền với hình ảnh của các call center. Mô hình sơ khai của một contact center xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 50 của thế kỉ XX tại một số nước công nghiệp phát triển như Anh cũng đồng nghĩa với sự ra đời của nghề chăm sóc khách hàng
8. Nhà khoa học dữ liệu (Data Scientist)
KHDL liên quan đến quá trình phân tích, khám phá tri thức từ dữ liệu nhằm hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp trong việc ra quyết định. KHDL giữ vai trò lớn trong thế kỷ 21. Trong cuộc chạy đua công nghệ số, người thắng cuộc chính là người làm chủ các nguồn dữ liệu lớn.
9. Team Leader
Teamleader chính là người hỗ trợ PM trong việc quản lý công việc của từng nhóm nhỏ có chuyên môn và nhiệm vụ khác nhau.
Team Leaders sẽ phối hợp và đại diện trách nhiệm công việc cho một IT team
10. Lập trình viên Java (Java Developer)
Java là một trong những ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nó cũng khá phổ biến trong một số các công ty công nghệ hàng đầu, họ cung cấp những ưu đãi đặc biệt cho các lập trình viên Java. Hầu hết các ứng dụng Android mà bạn thấy trên Google Play đều phát triển dựa trên ngôn ngữ JavA
Bài viết trên đề cập đến một số ngành nghề thiếu nhân lực tại Đức lĩnh vực CNTT để những bạn đang có ý định muốn làm việc và sinh sống lâu dài tại Đức có thể tham khảo. Tùy vào sở thích cá nhân, định hướng nghề nghiệp, khả năng của bản thân mà các bạn có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn, phù hợp với chính mình nhé!
Nguồn: Sưu tầm
———————————–
Hiện thực hóa ước mơ du học của bạn cùng EE:
info@eurolinkedu.com
0902.213.245 – 0246.0279.245
130 Quán Thánh – P. Quán Thánh – Q. Ba Đình – Hà Nội
[section]
[row label=”đăng ký nhận tư vấn miễn phí” padding=”0px 0px 0px 0px”]
[col span__sm=”12″]
[scroll_to title=”đăng ký” link=”1″ bullet=”false”]
[title style=”center” text=”ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN” tag_name=”h2″ color=”rgb(255, 0, 0)”]
[/col]
[/row]
[/section]
Discussion about this post