Khi quyết định đến sinh sống, học tập hay làm việc ở nước ngoài thì việc tìm hiểu về hệ thống y tế cũng như lựa chọn loại bảo hiểm y tế phù hợp cho mình là điều rất cần thiết. Nhất là một quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới như Đức. Vậy hệ thống bảo hiểm y tế ở Đức ra sao và người nước ngoài cần chú ý và chuẩn bị gì để chọn bảo hiểm y tế tại Đức? Eurolink Education mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin này nhé!
Bảo hiểm y tế tại Đức cho người nước ngoài
Hệ thống bảo hiểm y tế tại Đức
Từ năm 2009, mỗi người có hộ khẩu thường trú tại Cộng hoà Liên bang Đức đều có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm y tế. Ngay cả đối với các kỳ nghỉ ngắn hạn ở Đức, du khách cũng cần phải có bảo hiểm y tế, nếu không sẽ bị từ chối cấp thị thực.
Phạm vi bảo hiểm ở Đức dựa trên một hệ thống kép bao gồm bảo hiểm y tế công (còn được gọi là bảo hiểm y tế theo luật định hay y tế của chính phủ) và bảo hiểm y tế tư nhân. Bảo hiểm y tế Đức cho người nước ngoài nói chung bao gồm ba (3) lựa chọn:
- Bảo hiểm y tế công do chính phủ quy định (GKV),
- Bảo hiểm y tế tư nhân từ một công ty bảo Đức hoặc quốc tế (PKV)
- Hoặc kết hợp cả hai loại trên.
>>>Xem thêm: KHÁM PHÁ ĐỨC – THÔNG TIN VỀ CUỘC SỐNG Ở ĐỨC DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Người nước ngoài có buộc phải sở hữu bảo hiểm y tế ở Đức?
Bảo hiểm y tế Đức cho người nước ngoài là một yêu cầu quan trọng đối với giấy phép cư trú. Ngoài khách du lịch và khách lưu trú ngắn ngày, tất cả những trường hợp còn lại buộc phải có bảo hiểm y tế. Cụ thể:
- Sinh viên quốc tế;
- Các nhà khoa học và nhà nghiên cứu khách mời;
- Nhân viên nước ngoài; và
- Người làm nghề tự do và người nước ngoài tự kinh doanh tại Đức.
- Nghề nghiệp, quốc tịch và mức lương của bạn ở Đức sẽ quyết định phần lớn loại bảo hiểm mà bạn có thể nhận được.
Bảo hiểm y tế chính phủ ở Đức
Mức giới hạn tối thiểu để được tham gia bảo hiểm theo thông tin cập nhật mới nhất của năm 2021 là thu nhập 64.350 € mỗi năm hoặc 5.362,50 € mỗi tháng. Điều này có nghĩa là người nước ngoài có thu nhập thấp hơn mức này ở Đức cần được bảo hiểm thông qua bảo hiểm y tế chính phủ và không thể chọn bảo hiểm y tế tư nhân.
Những người nước ngoài khi trở thành nhân viên chính thức tại Đức sẽ được người chủ lao động đăng ký theo luật định. Tuy nhiên, ở Đức có nhiều nhà cung cấp bảo hiểm y tế chính phủ khác nhau và bạn có thể tự do lựa chọn bất kỳ đơn vị nào. Chỉ cần bạn phải thông báo cho nhà tuyển dụng của bạn về sự lựa chọn của mình.
Ba trong số các nhà cung cấp bảo hiểm y tế chính phủ lớn nhất ở Đức là AOK, Barmer GEK và TK.
Phạm vi bảo hiểm tối thiểu theo quy định của pháp luật mà tất cả các bảo hiểm y tế ở Đức phải đáp ứng bao gồm:
- Chăm sóc bệnh nhân nội như một bệnh nhân tại khoa
- Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú được gửi/chuyển từ bác sĩ đa khoa hoặc chuyên gia y tế (chẳng hạn như bác sĩ tim mạch)
- Thuốc theo toa
- Chăm sóc thai kỳ
- Chăm sóc răng miệng cơ bản
- Phiếu ốm của nhân viên
- Thanh toán chi phí ốm đau của người lao động ngay cả khi trách nhiệm thanh toán của họ đã hết (mức thanh toán có thể lên đến 90% lương thực lãnh của người lao động)
>>>Xem thêm: THÔNG TIN VỀ GIẤY PHÉP ĐỊNH CƯ TẠI ĐỨC
Chi phí bảo hiểm y tế chính phủ tại Đức cho người nước ngoài
Chi phí thanh toán cho bảo hiểm y tế nhà nước phụ thuộc vào thu nhập của người lao động.Cơ sở là tổng thu nhập, từ đó đóng một mức đóng góp thống nhất là 14,6 phần trăm (tính đến năm 2019). Mức này được chia đều giữa người được bảo hiểm và người sử dụng lao động, mỗi người đóng 7,3%. Ngoài ra, mỗi công ty bảo hiểm y tế thu thêm một khoản tiền với số tiền khác nhau mà chỉ có nhân viên trả. Nếu vượt quá giới hạn đánh giá đóng góp (2019: 4.537,50 EUR/tháng) thì thu nhập không quan trọng đối với việc tính toán đóng góp.
Ngoài ra, bảo hiểm y tế chính phủ cũng cung cấp gói sản phẩm bảo hiểm gia đình. Điều này có nghĩa là vợ/chồng, con cái và những người phụ thuộc của bạn được bảo hiểm theo cùng một hợp đồng bảo hiểm với bạn mà không phải trả thêm phí. Yêu cầu duy nhất là họ được đăng ký với cùng một nhà cung cấp bảo hiểm. Thật tiện ích và tiết kiệm tài chính cho gia đình.
Lời khuyên hữu ích cho người nước ngoài ở Đức
Bạn cần phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp? Đặc biệt là khi bạn cần chăm sóc y tế trong trường hợp khẩn cấp, điều quan trọng là phải biết ai là cần liên lạc với ai và làm thế nào để có được sự trợ giúp. Eurolink Education chia sẻ đến bạn các thông tin quan trọng dưới đây:
Các số điện thoại quan trọng trong những trường hợp khẩn cấp. Những số khẩn cấp sau đây là cần thiết trong trường hợp cần điều trị y tế khẩn cấp và trực tiếp hoặc trong bất kỳ tình huống khẩn cấp nào:
- 112 → Bác sĩ cấp cứu/xe cứu thương và/hoặc cứu hỏa (áp dụng trên toàn Châu Âu)
- 110 → Cảnh sát (Tất cả các số khẩn cấp đều được gọi miễn phí)
Dịch vụ sẵn có về y tế, các cách để được chăm sóc y tế ngoài giờ làm việc:
- 116117 → Các bác sĩ y khoa trực thuộc hiệp hội bác sĩ
- Phòng cấp cứu của bệnh viện thành phố hoặc phòng khám của trường đại học sở tại
Các cơ sở y tế | Địa chỉ |
Bộ Y tế Liên bang (BMG) | www.bundesgesundheitsministerium.de |
Trung tâm Y tế Liên bang (BZgA) | www.bzga.de |
Hiệp hội Liên bang về Dự phòng và Y tế (BVPG) | www.bvpraevention.de |
Tư vấn bệnh nhân độc lập Đức (UPD) | www.patientenberatung.de/de |
Hội Chữ thập đỏ Đức (DEK) | www.drk.de |
Diakonia Đức | www.diakonie.de |
Caritas Đức | www.caritas.de |
Hiệp hội Phúc lợi Liên bang (BAGFW) | www.bagfw.de |
Trợ giúp về AIDS của Đức | www.aidshilfe.de |
Văn phòng Chính phủ Đức về Các vấn đề Nghiện cứu (DHS) | www.dhs.de |
Hiệp hội STI của Đức
Hiệp hội khuyến khích Sức khỏe giới tính |
www.dstig.de |
Hiệp hội Dinh dưỡng Đức | www.dge.de |
Mạng lưới các thành phố lành mạnh | www.gesunde-staedte-netzwerk.de |
Trong phần tiếp theo, Eurolink Education sẽ cùng bạn khám phá thêm bảo hiểm y tế tư nhân tại Đức cho người nước ngoài nhé!
Tổng hợp: Du học Châu Âu
Discussion about this post