Du học Đức là một hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới, làm việc trong một nền kinh tế hàng đầu, có quá nhiều lý do để chúng ta chọn Đức làm điểm đến. Nhưng khi sinh sống, học tập và làm việc ở một đất nước xa lạ, các bạn có thể gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn làm quen với môi trường mới: từ giấy tờ, ngôn ngữ, tài chính – tất cả các vấn đề nhỏ nhất đều có thể cản trở bạn. Trong bài viết này, chúng tôi xin đưa ra những lời khuyên về 6 điều cần hoàn thiện khi đặt chân đến Đức.
Du học Đức và những thủ tục cần chuẩn bị trước cần lưu ý
Hộ chiếu và thị thực
Để nhập cảnh vào Đức, bạn cần có hộ chiếu hợp lệ hoặc giấy tờ khác có thể chứng minh danh tính của bạn. Sau này, khi bạn đến một phòng, ban nào đó, bạn cũng cần có hộ chiếu.
Nơi đăng kí cư trú (Einwohnermeldeamt) và giấy phép cư trú
Ở Đức, việc đầu tiên là bạn phải đến nơi đăng kí cư trú (Einwohnermeldeamt) ở thành phố của bạn. Sau đó bạn phải đến sở ngoại kiều (Ausländeramt). Ở đó, bạn sẽ nhận được giấy phép cư trú. Đó là một tấm thẻ ghi hiện trạng cư trú của bạn. Nó cho thấy bạn được phép ở Đức bao lâu và liệu bạn có được đi làm hay không. Bạn phải đến cơ quan nhà nước và nếu chưa thạo tiếng Đức, bạn có thể yêu cầu mời phiên dịch.
Khóa hội nhập
Nếu không thạo tiếng khi du học Đức, bạn sẽ được tham gia khóa hội nhập. Đối với một số trường hợp, ví dụ khi bạn hoàn toàn chưa biết tiếng Đức, khóa hội nhập là bắt buộc. Trong khóa hội nhập, bạn sẽ được học để cải thiện tiếng Đức tốt hơn. Và bạn cũng có thể được biết thêm nhiều thông tin quan trọng về cuộc sống trên nước Đức. Sở ngoại kiều (Ausländeramt) sẽ cấp chứng nhận để tham gia khóa học và cho bạn biết bạn có thể học khóa hội nhập ở đâu.
Tìm việc và học nghề
Bước tiếp theo chính là tìm việc làm. Nếu bạn đã học nghề hoặc đã học đại học ở tại đất nước của mình, bạn phải đem toàn bộ giấy tờ, bằng cấp đi dịch thuật và công chứng. Bạn có thể hỏi trung tâm giới thiệu việc làm (Arbeitsagentur) xem bạn có thể làm điều này ở đâu. Trung tâm giới thiệu việc làm cũng sẽ giúp bạn khi tìm việc. Nếu bạn chưa từng học nghề hoặc chưa có bằng tốt nghiệp, bạn cũng hãy đến trung tâm giới thiệu việc làm để được tư vấn nếu như bạn vẫn chưa biết rõ mình muốn hoặc mình có thể làm gì. Trung tâm giới thiệu việc làm cũng cung cấp cho bạn những thông tin về việc học nghề và các khóa học.
Bảo hiểm
Một số bảo hiểm rất quan trọng: đặc biệt là bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm chăm sóc sức khỏe. Nếu bạn có việc làm, bạn sẽ ngay lập tức có những bảo hiểm này.
Xem thêm: Khám phá 10 mẹo học tập hiệu quả
Tài khoản ngân hàng
Bạn có thể mở tài khoản ở một ngân hàng hoặc ngân hàng tiết kiệm (Sparkasse). Phần lớn các ngân hàng đều có trụ sở chính và nhiều chi nhánh. Một số ngân hàng chỉ được sử dụng qua mạng. Thường thì bạn phải trả lệ phí duy trì tài khoản. Riêng học sinh và sinh viên thường được miễn phí. Có nhiều loại tài khoản khác nhau: Đối với tài khoản tín dụng (Guthaben-Konto), chỉ có thể rút số tiền mà bạn đã gửi vào tài khoản trước đó. Đối với tài khoản ghi nợ (Dispositionskredit) bạn có thể rút tiền ngay cả khi không còn tiền trong tài khoản. Ngân hàng chỉ cho vay một khoản nhất định, và phải trả lại ngân hàng cả lãi suất. Thường thì lãi suất khá cao.
Nhiều ngân hàng cho phép mở tài khoản qua mạng hoặc qua bưu điện. Bạn có thể sử dụng dịch vụ chứng thực của bưu điện: Sau khi nhận được các giấy tờ ngân hàng gửi, bạn cần đem số giấy tờ đó và chứng minh thư hoặc hộ chiếu ra bưu điện để chứng thực xác minh giấy tờ. Đôi khi cũng cần cả giấy đăng kí cư trú để mở tài khoản.
Để trả tiền thuê nhà và nhận lương, bạn cần có tài khoản giao dịch (Girokonto). Chủ lao động trả lương bằng cách chuyển khoản. Và bạn cũng thường phải trả tiền thuê nhà bằng cách chuyển khoản. Bạn nên sử dụng hình thức chuyển khoản lâu dài (Dauerauftrag), định sẵn ngày chuyển tiền và điền số tài khoản chủ nhà, sau đó, hàng tháng ngân hàng sẽ tự động chuyển tiền.
Nguồn: du học châu âu
Discussion about this post