Bên cạnh việc học tại trường, sinh viên có thể đi làm thêm tại đức để kiếm thêm thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt bằng nhiều công việc khác nhau như làm bồi bàn, trợ lý ở trường đại học, giúp việc tại các hội chợ,.. Nếu bạn nói được tiếng Đức và nói tốt sẽ tăng cơ hội kiếm được một công việc bán thời gian. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các quy định của pháp luật về việc làm thêm dành cho sinh viên tại Đức. Hãy cùng Eurolink Education tìm hiểu về việc sinh viên làm thêm tại Đức và những điều cần lưu ý trong bài viết này.
Sinh viên làm thêm tại Đức và những điều cần lưu ý
Các loại công việc bán thời gian cho sinh viên
Nếu bạn đang là sinh viên mà muốn tìm kiếm việc làm nhưng thuận tiện song song với việc học của mình, bạn có thể xin việc tại trường đại học của mình. Hoặc bạn đang tìm kiếm một công việc bán thời gian cho sinh viên trong thành phố của bạn: ví dụ như bồi bàn trong quán cà phê, giúp việc tại hội chợ thương mại hoặc trông trẻ,… Sẽ hữu ích nhất cho việc học của bạn nếu công việc liên quan đến ngành học của bạn (ví dụ như sinh viên nghệ thuật làm việc trong viện bảo tàng,…). Và chắc chắn rằng kiến thức tốt về tiếng Đức luôn là một lợi thế.
Công việc Hiwi (trợ lý ở trường)
Bất kỳ ai làm trợ lý nghiên cứu tại trường đại học đều được gọi là “Hiwi”. Các trợ lý khoa học được tuyển dụng tại trường đại học và đã hoàn thành khóa học ít nhất 6 học kỳ. Họ hỗ trợ các giáo sư hoặc các nhân viên học thuật khác trong công việc nghiên cứu và giảng dạy.
Ưu điểm của công việc Hiwi: Công việc thường liên quan đến việc học của bạn và bạn học được điều gì đó từ nó. Nếu bạn quan tâm đến một công việc Hiwi, hãy hỏi ban thư ký của trường của bạn về các vị trí tuyển dụng và chú ý đến các thông báo tại trường đại học của bạn.
Các quy tắc cho việc làm bán thời gian ở Đức
Các quy định về việc làm cho sinh viên quốc tế rất nghiêm ngặt. Bất cứ ai vi phạm điều này có thể bị trục xuất. Ví dụ, họ xác định mức độ bạn được phép làm việc với tư cách là sinh viên quốc tế. Các quy tắc sẽ khác nhau tùy thuộc bạn là người nước nào.
Bạn đến từ một quốc gia khác ngoài EU, Iceland, Liechtenstein, Na Uy hay Thụy Sĩ
Bạn có thể làm việc tối đa 120 ngày (toàn thời gian) hoặc 240 nửa ngày (bán thời gian) trong một năm. Bạn không được phép hành nghề tự do. Nếu bạn muốn đi làm thêm, bạn cần có sự chấp thuận của Cơ quan việc làm và Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (Sở ngoại kiều)
Các trường hợp ngoại lệ đối với trợ lý ở trường
Quy tắc 120 ngày không áp dụng cho sinh viên làm trợ lý ở trường. Không có hạn chế đối với những công việc như vậy tại trường đại học. Trong mọi trường hợp, bạn phải thông báo cho Sở ngoại kiều nếu bạn muốn đi làm thêm.
Nội quy cho các khóa học ngôn ngữ và dự bị đại học
Nếu bạn tham gia một khóa học ngôn ngữ hoặc học tại một trường dự bị đại học, bạn thường chỉ có thể làm việc với sự chấp thuận của Cơ quan Việc làm và Sở ngoại kiều – và chỉ trong thời gian nghỉ giữa học kỳ.
Nội quy thực tập
Nếu bạn muốn thực tập trong thời gian học của mình trong thời gian nghỉ giữa học kỳ, thì đó được coi là công việc “bình thường”. Điều này cũng áp dụng nếu thực tập không được trả lương. Mỗi ngày thực tập sẽ được tính vào thời gian 120 ngày làm việc của bạn. Ngoại lệ: Nếu kỳ thực tập của bạn được gọi là thực tập bắt buộc trong quy chế học tập, bạn có thể đi làm thêm, và không bị ảnh hưởng vào giới hạn được làm thêm 120 ngày của bạn
Thu nhập, thuế và bảo hiểm
Bạn kiếm được bao nhiêu tiền từ công việc bán thời gian của mình phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức của bạn, khu vực và ngành mà bạn muốn làm việc. Ở các thành phố lớn đắt đỏ như Munich, Hamburg hay Cologne, bạn được trả lương cao hơn, nhưng bạn cũng phải trả nhiều tiền hơn cho tiền thuê nhà hoặc tiền ăn,…
Mức lương tối thiểu
Ở Đức, đã có một mức lương tối thiểu theo luật định chung kể từ ngày 1/1/2015 (8,5 EUR/giờ). Kể từ 1/1/2022 mức lương tối thiểu tăng lên là 9,82 EUR và con số này sẽ tăng lên là 10,45 EUR vào ngày 1/7/2022. Trợ lý ở trường, phụ tá sản xuất trong ngành công nghiệp hoặc công nhân tạm thời tại các hội chợ thương mại thường nhận được mức lương cao hơn một chút so với mức lương tối thiểu.
Quy định về thuế
Bạn có thể đi làm thêm khi còn là sinh viên và kiếm tới 450 EUR/tháng mà không phải đóng thuế. Nhưng nếu bạn thường xuyên kiếm được hơn 450 Eur/tháng, bạn cần có số thuế. Sau đó, một số tiền nhất định sẽ được khấu trừ vào tiền lương của bạn mỗi tháng, số tiền này bạn sẽ nhận lại được khi khai thuế vào cuối năm.
Bảo hiểm của bạn
Bất kỳ ai làm việc lâu dài ở Đức thường đóng các khoản đóng góp an sinh xã hội. Điều này bao gồm các khoản đóng góp cho bảo hiểm y tế, chăm sóc dài hạn, lương hưu và bảo hiểm thất nghiệp. Bất kỳ ai không làm việc trong hơn hai tháng liên tục hoặc ít hơn 50 ngày trải dài trong năm sẽ không phải nộp những khoản thuế này.
Nguồn: Du học Châu Âu
Discussion about this post