Chất lượng giáo dục là một trong những tiêu chí chi phối sự tiến bộ của cá nhân, hoặc một xã hội, cũng như sự phát triển của cả một quốc gia. Do vậy, sống ở một đất nước có tỷ lệ đầu tư cao vào giáo dục chắc chắn sẽ tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống của bất kỳ học sinh, sinh viên nào.
Top 4 quốc gia có nền giao dục tốt nhất
Hãy cùng tìm hiểu về 4 quốc gia thuộc OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) hiện có mức đầu tư vào giáo dục lớn nhất thế giới, để thấy được tầm quan trọng của lĩnh vực này đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Anh Quốc
Được coi là một trong những quốc gia có hệ thống giáo dục nổi bật bậc nhất trong cộng đồng học thuật quốc tế, nước Anh luôn là điểm đến tiềm năng và yêu thích của du học sinh quốc tế.
Theo tài liệu “Education at a Glance 2017: OECD Indicators” – được công bố bởi OCED, nước Anh được xếp vào danh sách các quốc gia có chỉ số đầu tư cao nhất cho giáo dục năm 2014 – với khoảng 6,6% từ GDP được dành làm ngân sách đầu tư cho các cấp từ giáo dục tiểu học đến đại học.
Nước Anh cũng được biết đến với sự đầu tư lên đến hàng triệu bảng dành cho giáo dục trẻ em và thúc đẩy sự dịch chuyển xã hội (thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội của nhiều cộng đồng, góp phần trực tiếp vào việc nâng cao năng suất dân số và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.).
>> Xem thêm: Khám phá Đức- Thông tin về cuộc sống ở Đức dành cho người nước ngoài
Theo một tài liệu được công bố bởi website chính thức của chính phủ Anh vào tháng 8 năm 2018, quốc gia này đang tiến hành một sáng kiến tập trung vào việc hỗ trợ giáo dục và phát triển trẻ em giai đoạn sớm. Ngoài ra, báo cáo này còn tiết lộ rằng, chính phủ đang đầu tư một quỹ trị giá 30 triệu bảng vào một kế hoạch hành động xã hội nhằm tạo ra những trường mầm non chất lượng cao phục vục giáo dục trẻ em.
Nhìn chung, các nước đang có xu hướng điều chỉnh ngân sách vào giáo dục như là một khoản ‘đầu tư’ hơn là một khoản ‘trợ cấp’ – kinh phí.
Đan Mạch
Đối với quốc gia châu Âu này, đầu tư vào giáo dục đã trở thành một cỗ máy để phát triển xã hội, kinh tế và con người.
Theo số liệu do OECD cung cấp năm 2014, Đan Mạch đã chi tiêu 6,5% GDP của mình cho lĩnh vực giáo dục, trong đó 4,5% dành cho giáo dục tiểu học và trung học – đây được coi là mức đầu tư cao nhất trong khu vực.
Chính phủ Đan Mạch coi việc đầu tư vào giáo dục tiểu học và trung học là điều quan trọng nhất, bởi đây là giai đoạn cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhận thức cho học sinh trước khi bước vào đại học. Đây cũng là hai cấp học bắt buộc với trẻ từ 6 đến 17 tuổi.
Nền giáo dục tại Đan Mạch được chính phủ trợ cấp gần như toàn bộ. Ngoài ra, vẫn có những chương trình đào tạo, các trường đại học tư nhân và thu phí.
Với giáo dục Đại học, chính sách hỗ trợ sinh viên hàng tháng là một chính sách tích cực nhưng vẫn gây ra nhiều tranh cãi trong chính phủ. Bất chấp những chỉ trích, chính sách này vẫn được duy trì bởi thành công và danh tiếng mang tầm quốc tế mà giáo dục Đan Mạch đã đạt được trong những năm qua.
Sự thành công trong quản lý giáo dục ở quốc gia Bắc Âu này phải kể đến sự hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi Mới. Đây là 2 cơ quan cùng chịu trách nhiệm thiết kế và lên kế hoạch thực hiện các chương trình giáo dục với sự tham gia của giáo viên và học sinh – những người ảnh hưởng trực tiếp từ điều kiện đào tạo và chất lượng của nó.
Na Uy
Na Uy cũng là một trong những quốc gia phân bổ tỷ trọng GDP lớn cho đầu tư giáo dục, với 6,2% dành cho giáo dục tiểu học đến đại học năm 2014.
Tại Na Uy, ngân sách từ chính phủ dành cho giáo dục chiếm tỉ lệ rất cao so với khu vực tư nhân. Điều này cho thấy, chính phủ Na Uy đã đưa ra mức độ cam kết rất cao dành cho phát triển giáo dục – một trụ cột quan trọng trong nền kinh tế xã hội.
Theo chỉ số B5 – ‘Sinh viên Đại học cần đóng học phí như thế nào và họ nhận được trợ cấp từ nguồn ngân sách nào?’ – trong báo cáo do OECD đưa ra; khoảng 75% sinh viên tại Na Uy được hưởng lợi từ các khoản vay chính phủ, các học bổng hoặc trợ cấp trong các năm 2015 đến 2016.
Nghiên cứu cũng ghi nhận rằng ở Na Uy, ‘các trường công lập miễn học phí và đồng thời hỗ trợ chi phí ăn ở’ cho học sinh, sinh viên. Ngược lại, các tổ chức tư nhân có mức học phí tiêu chuẩn hàng năm khoảng 5.100 USD. Quy định này không chỉ mang lại lợi ích cho sinh viên trong nước mà ngay cả du học sinh tại Na Uy cũng sẽ được hưởng lợi.
Quốc gia Viking này cũng là đất nước có tỉ lệ tiếp cận giáo dục rất cao, sự liên lạc và kết nối chặt chẽ giữa học sinh, giáo viên, ban giám hiệu và cơ sở đào tạo.
Chính sự liên kết chặt chẽ đó thúc đẩy phát triển các khía cạnh học tập, văn hóa, xã hội khác nhau cho học sinh: tôn trọng nhân phẩm, đa dạng văn hóa, tự do trí tuệ, bình đẳng và công bằng, đặc biệt là phát triển các kỹ năng tư duy phản biện – đặc trưng của nền giáo dục chất lượng cao.
Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong những quốc gia đại diện cho việc nhà nước đầu tư vào tất cả các cấp bậc đào tạo giáo dục. Theo báo cáo của OECD, quốc gia châu Á này đầu tư 6,3% GDP vào giáo dục, bỏ xa các cường quốc khác cùng lục địa.
Những tiến bộ công nghệ của Hàn Quốc tạo ra những liên kết rất lớn trong việc phát triển và thực hiện các kế hoạch để thúc đẩy và kích thích giáo dục từ giai đoạn đầu. Sự kết nối đó lớn đến nỗi Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới ứng dụng internet băng thông rộng trong các trường tiểu học và trung học.
Không giống với 3 quốc gia ở trên, sự tham gia của các tổ chức tư nhân trong nền giáo dục Hàn Quốc chiếm tới hơn 30% – số liệu được cung cấp bởi OECD. Tuy nhiên, chính phủ đã dần dần kiểm soát tỉ lệ này kể từ năm 2005, ngân sách được phân bổ cho giáo dục tiểu học và trung học với những trợ cấp và đặc quyền trong giai đoạn đào tạo nhận thức đầu tiên cho trẻ em.
Ở Hàn Quốc, có khoảng 250 trường đại học và hầu hết đều là đại học tư thục. Mặc dù vậy, nhà nước vẫn duy trì và khuyến khích các học sinh xuất sắc ở bậc trung học, cho phép tiếp cận các chương trình hiện có trong khu vực tư nhân.
Bên cạnh đó, dù có rất nhiều trường đại học tư thục, song mô hình giáo dục ở Hàn Quốc lại thu hút sinh viên cả địa phương lẫn quốc tế bởi các chương trình học tiếng Anh, tiếng Hàn đa dạng, các hoạt động ngoại khóa thú vị… Sinh viên sẽ không gặp bất kỳ cản trở hay giới hạn nào để tiếp cận các chương trình học như vậy.
Nhìn chung, chính phủ Hàn Quốc đã mạnh tay chi cho giáo dục để không bị các quốc gia khác ở châu Á bỏ lại phía sau.
Những nỗ lực về mặt kinh tế và công nghệ của chính phủ ưu tiên phục vụ cải thiện chất lượng và hiệu quả học tập của học sinh trong giai đoạn đầu của giáo dục nhận thức, tạo nên một trụ cột của phát triển văn hóa và xã hội, cho phép đất nước tiến bộ trong các lĩnh vực khác nhau là minh chứng rõ nét.
Việc tiếp cận với một nền giáo dục chất lượng cao tương tự như nền giáo dục của bốn quốc gia nói trên, sẽ mang đến cho bạn rất nhiều lựa chọn, các chương trình học tập chất lượng, cơ hội thay đổi cuộc sống, trải nghiệm thế giới… Đặc biệt là khi du học tại các quốc gia này, yếu tố kinh tế sẽ không phải là trở ngại để bạn hiện thực hóa ước mơ của mình.
Nguồn: Du học châu âu
Discussion about this post